Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Responsive Advertisement

Bệnh sùi mào gà là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị

 

Bệnh sùi mào gà là gì: Tổng hợp từ bác sĩ chuyên khoa về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả, kinh tế.

Bệnh sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà là bệnh dễ dàng lây truyền qua đường tình dục và xuất hiện ở cả nam và nữ. Virus gâybệnh sùi mào gà là Human Papillomavirus (HPV). Tổn thương là các u sùi có múi xuất hiện ở cơ quan sinh dục.

Bệnh sùi mào gà xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới nhưng theo thống kê thì nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân vì nữ giới thường đón nhận tinh dịch của nam khi quan hệ tình dục và môi trường âm đạo cũng tạo điều kiện tốt cho loại virus này phát triển. Ngoài quan hệ tình dục không an toàn, bệnh còn có thể lây truyền bởi các nguyên nhân như lây từ mẹ sang con hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Bệnh sùi mào gà không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Cụ thể, nó khiến người bệnh tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người; ảnh hưởng tới đời sống tình dục; gây đau rát khi đi lại,... Nếu mắc bệnh trong giai đoạn mang thai, thai phụ có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi sinh hoặc nhiễm bệnh khi bú mẹ. Thậm chí, nó còn gây nhiều biến chứng như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,... dẫn tới vô sinh, hiếm muộn hoặc tử vong.

Những tên gọi khác của bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà còn gọi là bệnh mồng gà, bệnh hạt cơm sinh dục, bệnh mụn cóc sinh dục.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

Có 3 nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà:

Sùi mào gà do quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không thực hiện biện pháp an toàn (không đeo bao cao su, quan hệ bừa bãi  với nhiều đối tượng): đây là con đường lây bệnh phổ biến nhất và có khoảng 90% bệnh nhân được xác định lây nhiễm do quan hệ tình dục không đúng cách. Ngoài ra, căn bệnh này có thể lây lan trong trường hợp quan hệ tình dục bằng miệng , hậu môn hoặc nước bọt, dịch nhầy của đối tác.

Sùi mào gà do quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với người bệnh

Sùi mào gà do quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với người bệnh

Sùi mào gà do lây lan từ mẹ sang con

Nếu không may mẹ bầu mắc virus HPV trong giai đoạn mang thai sẽ tạo điều kiện cho virus này xâm nhập vào thai nhi. Chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể thai nhi thông qua cuống rốn, nước ối hoặc lúc chào đời bé tiếp xúc trực tiếp với bộ phận sinh dục của mẹ. Ngoài ra, khi bú mẹ trẻ cũng có thể mắc bệnh.

Sùi mào gà do sử dụng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân

Dụng cụ cá nhân có nguy cơ tiềm ẩn virus gây bệnh như khăn mặt hay bàn chải hay đồ lót,… Tiếp đó, chúng còn có thể đi lan truyền qua chất dịch bệnh nhân nếu tiếp xúc trực tiếp vết thương bị hở. Ngoài ra khi dùng chung bồn cầu cũng có khả năng lây bệnh. Tóm lại, người có hệ miễn dịch kém sẽ có nguy cơ cao bị bệnh.

Những triệu chứng sùi mào gà ở cả nam và nữ

Triệu chứng sùi mào gà ở nam giới

Giai đoạn đầu bệnh sùi mào gà ở nam giới:

Cơ quan sinh dục và da xung quanh khu vực bao quy đầu, nếp gấp bẹn,... bị nổi các nốt sùi mềm, có màu hồng nhạt, hơi nhô cao và xuất hiện đơn độc. Các nốt sùi này không gây khó chịu hoặc ngứa nên rất khó nhận biết;

Giai đoạn sau bệnh sùi mào gà ở nam giới

Các nốt sùi phát triển và tập trung thành các mảng có đường kính khoảng vài centimet. Các mảng có hình thức giống với mào gà hoặc súp lơ, chạm vào có cảm giác mềm và hơi ẩm ướt. Vì bên trong các mảng có dịch nên nếu ấn mạnh sẽ làm chảy dịch ra ngoài. Một số trường hợp nốt sùi có thể phát triển to bằng nắm tay, có máu, dịch bốc mùi khó chịu.

Triệu chứng sùi mào gà ở nữ giới

Vì cơ quan sinh dục của phụ nữ có kết cấu khá phức tạp nên bệnh sùi mào gà phát triển khá thầm lặng mà không có triệu chứng rõ ràng. Đến khi rõ triệu chứng và đi khám thì thường bệnh đã phát triển tới giai đoạn muộn.

Vì cơ quan sinh dục của phụ nữ có kết cấu khá phức tạp nên bệnh sùi mào gà phát triển khá thầm lặng mà không có triệu chứng rõ ràng. Đến khi rõ triệu chứng và đi khám thì thường bệnh đã phát triển tới giai đoạn muộn.

Thông thường, sau khoảng 3 tuần khi quan hệ tình dục với người mắc HPV, vùng kín của nữ giới sẽ xuất hiện các nốt sùi có màu hồng nhạt, có dịch bên trong và dễ chảy máu. Những nốt sùi có thể xuất hiện trên môi lớn, môi bé, âm đạo và tử cung mà không gây triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Nếu quan hệ tình dục hoặc cọ xát, va chạm thì nốt sùi có thể bị vỡ, gây chảy máu và có thể gây nhiễm trùng.

Ngoài cơ quan sinh dục nam, nữ, các nốt sùi mào gà còn có thể xuất hiện trên miệng, lưỡi và hậu môn của bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, đau rát khi quan hệ tình dục,...

Những hình ảnh sùi mào gà đặc trưng giúp bạn sớm nhận biết bệnh

Hình ảnh sùi mào gà sinh dục ở nữ giới

Hình ảnh sùi mào gà sinh dục ở nữ giới

Hình ảnh sùi mào gà sinh dục ở nam giới

Hình ảnh sùi mào gà sinh dục ở nam giới

Hình ảnh sùi mào gà ở miệng, lưỡi người mắc bệnh sùi mào gà

 Hình ảnh sùi mào gà ở miệng, lưỡi người mắc bệnh sùi mào gà

Khi thấy mình có biểu hiện của bệnh sùi mào gà, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp. Việc này giúp tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này, tiêm vắc-xin HPV là một lựa chọn hợp lý. Vắc-xin HPV giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà và nhiều bệnh lý khác do virus HPV gây ra.

Cách phòng bệnh sùi mào gà

Một số biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh sùi mào gà đó là:

Quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh bệnh sùi mào gà:

Quan hệ tình dục an toàn yêu cầu bạn quan hệ chung thủy với một bạn đời duy nhất, cả ba người đều phải bảo đảm không mắc bệnh truyền nghiễm từ bên thứ ba. Hoặc nếu không, ít nhất bạn nên sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục, hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng hoặc bằng hậu môn.

Tiêm phòng vắc-xin HPV để phòng ngừa bệnh sùi mào gà:

Hiện y học chưa có biện pháp chữa khỏi triệt để sùi mào gà nên bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân, đặc biệt là chị em nữ giới nên tiêm vắc xin ngừa virus HPV, phòng được cả mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung.

Vắc xin được dành cho nữ giới từ 9-26 tuổi, chưa có hoặc đã có quan hệ tình dục. Người chưa từng quan hệ tình dục có hiệu quả phỏng tránh bệnh cao hơn. Với những người đã quan hệ tình dục thì tiêm ngừa vắc-xin giúp cơ thể phòng ngừa việc mắc thêm chủng HPV mới.

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sùi mào gà sớm:

Khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm một lần nhằm phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe từ sớm. Hoặc nếu bạn thường xuyên có quan hệ tình dục không an toàn thì nên thăm khám 6 tháng một lần.

Chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học:

Chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học nhằm tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Theo đó, bác sĩ khuyến cáo bạn nên chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ưu tiên thực phẩm tươi sống, rau xanh và trái cây... Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, giữ tâm trạng ổn định, tránh căng thẳng, stress.

Điều trị sùi mào gà

Có 3 biện pháp chính để điều trị sùi mào gà là:

- Điều trị sùi mào gà bằng thuốc

- Điều trị sùi mào gà bằng phẫu thuật

- Điều trị sùi mào gà tại nhà

Điều trị sùi mào gà bằng thuốc

Một số loại thuốc điều trị bệnh sùi mào gà có thể thoa trực tiếp lên da gồm:

Imiquimod (Aldara, Zyclara): Có công dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại sùi mào gà. Khi kem vẫn còn trên da, người bệnh không nên quan hệ tình dục vì có thể làm giảm chất lượng của bao cao su và màng nhầy, dễ gây kích ứng da của bạn tình. Thuốc có tác dụng phụ bao gồm: Gây đỏ da, mụn nước, đau nhức cơ thể, ho, đau, phát ban và mệt mỏi;

Podophyllin và podofilox (Condylox): Podophyllin là một loại nhựa thực vật, có khả năng phá hủy các mô sùi mào gà. Podofilox có hợp chất hoạt tính giống với podophyllin. Podofilox không được sử dụng cho các khu vực bên trong bộ phận sinh dục, không dùng khi đang mang thai. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm sưng, đau, kích ứng da nhẹ;

Sinecatechin (Veregen): Sử dụng để điều trị sùi mào gà bên ngoài, trong hoặc xung quanh vùng hậu môn. Thuốc có tác dụng phụ nhẹ, thường là đỏ da, ngứa, rát hoặc đau;

Axit tricloaxetic (TCA): Có thể đốt cháy sùi mào gà, sử dụng điều trị mụn rộp bên trong bộ phận sinh dục. Loại thuốc này có tác dụng phụ gồm kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.

Trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên được bác sĩ tư vấn. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh gây đau, kích ứng nhiều hơn hoặc gặp phải các biến chứng không mong muốn.

Điều trị sùi mào gà bằng phẫu thuật

Đối với các sùi mào gà lớn, không phản ứng với thuốc điều trị hoặc có thể ảnh hưởng tới thai nhi (đối với phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà), bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật. Các lựa chọn phẫu thuật gồm:

Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy): Gây một vết rộp xung quanh các mụn rộp sinh dục. Khi da lành lại, các tổn thương sẽ bong ra, da mới sẽ thay thế vị trí tổn thương. Bệnh nhân có thể cần điều trị bằng liệu pháp áp lạnh với nitơ nhiều lần. Tác dụng phụ của phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà sinh dục này là đau và sưng;

Điều trị bằng laser: Bác sĩ sử dụng một chùm ánh sáng có cường độ cao để điều trị sùi mào gà. Phương pháp này có chi phí điều trị cao nên thường áp dụng cho các trường hợp sùi mào gà trên diện rộng và khó điều trị. Điều trị bằng laser gây tác dụng phụ là đau đớn, có thể để lại sẹo;

Dùng dao mổ điện: Đốt cháy sùi mào gà bằng dòng điện, có thể gây đau và sưng sau khi thực hiện thủ thuật;

Phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà: Bệnh nhân được gây tê tại chỗ hoặc toàn thân, bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ hoàn toàn sùi mào gà. Sau phẫu thuật, người bệnh thường bị đau.

Điều trị sùi mào gà tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị sùi mào gà y tế, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp điều trị hỗ trợ tại nhà như:

Dùng trà xanh điều trị sùi mào gà: Trà xanh được cô đặc thành một hợp chất trong thuốc mỡ sinecatechin (Veregen), thường được bác sĩ chỉ định điều trị sùi mào gà cho bệnh nhân. Người bệnh sùi mào gà có thể mua chiết xuất trà xanh, thêm 1 - 2 giọt dầu dừa vào rồi thoa lên mụn rộp sinh dục khi điều trị tại nhà;

Dùng tinh dầu tràm trà điều trị sùi mào gà: Là loại nguyên liệu có tác dụng điều trị nấm và các sinh vật khác, kể cả sùi mào gà. Bệnh nhân có thể thoa 1 giọt tinh dầu tràm trà pha loãng (có thể hòa với dầu dừa) và thoa trực tiếp vào mụn rộp sinh dục. Dầu cây tràm trà có thể gây kích ứng, bỏng hoặc viêm, làm giảm kích thước sùi mào gà. Một số người có thể bị dị ứng với dầu cây trà nên trước đó cần kiểm tra trên cánh tay, nếu sau 24 giờ không có phản ứng kích ứng thì có thể sử dụng. Bệnh nhân chú ý không dùng tinh dầu tràm trà để uống hoặc thoa trong âm đạo và ngưng sử dụng nếu thấy khó chịu;

Dùng tỏi điều trị sùi mào gà: Theo một số nghiên cứu, việc thoa chiết xuất tỏi vào các sẩn sùi mào gà cũng có tác dụng điều trị bệnh. Bệnh nhân có thể thoa trực tiếp chiết xuất tỏi vào các nốt sùi mào gà hoặc ngâm miếng gạc sạch trong hỗn hợp tỏi, áp vào mụn rộp sinh dục;

Dùng giấm táo điều trị sùi mào gà: Các thành phần có tính axit trong giấm táo có thể tiêu diệt virus. Người dùng có thể ngâm gạc trong giấm táo và áp vào các khu vực nổi sẩn sùi mào gà.

Khi áp dụng các biện pháp trên, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Người bệnh không tự ý điều trị để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét